SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
Oudom K3A Kết quả nghiên cứu hành động Thử nghiệm trồng cây cà chua trên mô hình Tốn Ka
03/05/2014
 
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm trồng cây cà chua
với hai công thức bón phân khác nhau (cùng khối lượng phân đầu vào)

Công thức 1: Bón phân Trâu
Công thức 2: Bón phân gà
Diện tích của mỗi công thức 5m2/CT
 
1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua
Quá trình theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua được thể hiện ở đồ thị 1 sau:

Đồ thị 1. Chiều cao TB cây cà chua trong 3 thời điểm đo


 
Nhận xét:
Qua đồ thị trên ta thấy chiều cao cây tại thời điểm ban đầu ngày 30/12/2013 không có sự khác biệt nhiều, rất khó thể hiện trên đồ thị (chiều cao TB ở công thức phân gà 7.36cm; 7.71 cm ở CT bón phân trâu). Tại thời điểm ngày 23/1/2014 chiều cao TB ở mỗi công thức đo được cho thấy CT bón phân trâu cao hơn chiều cao ở CT bón phân gà. Cụ thể là ở phân gà 12.89cm, phân trâu là 16.21cm. trong thời điểm ngày 3/3/2014 chiều cao TB mỗi công thức đo được cho thấy chiều cao của công thức bón phân gà cao hơn chiều cao của công thức bón phân trâu, và thời điểm này là thời điểm cây sinh trưởng và phát mạnh nhất, cụ thế 94.18cm ở cong thức bón phân gà; 85.75cm ở công thức bón phân trâu. Như vậy cho thấy phân gà ảnh hưởng nhiều đến phát triển chiều cao của cây ở giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn cuối.
 
2. Theo dõi sự phát triển của nấm bệnh
Trong thời gian từ lúc trồng từ ngày 23/12/2013 cho tới 25/3/2014 cây cà chua phát triển tốt. Chỉ có một số cây bị thối lá. Nhưng đến ngày 28/3/2014 xuất hiện thối lá và thân hàng loạt chưa biết nguyên nhân. Quan sát thấy luống mình bón phân trâu cây cà chua chết trước. Sau đó đến luống bón phân gà. Trong thời gian theo dõi quả cà chua có phát hiện một số quả bị bệnh thối rữa được thể hiện ở đồ thị sau.


Nhận xét: Qua đồ thị 2 trên ta thấy khối lượng cà chua bị bệnh ở phân trâu nhiều hơn phân gà 0,4kg. Nhưng sau ngày 28/3/2014 trở đi cây cà chua bị chết hàng loạt nên không theo dõi được các quả cà chua bị bệnh tiếp (cần triển khai nghiên cứu vào các vụ sau để phát hiện ra nguyên nhân cây cà chua bị chết có thể là do nấm hại, có thể là do sương muối).
 
3. Khối lượng quả cà chua thu được trước thời điểm cây chết hàng loạt
Theo quan sát thì quả xanh ở phân gà nhiều quả hơn, cây to hơn, nhưng quả chưa tới thời điểm thu hoạch thì cây bị chết hàng loạt. Nên chỉ thu hoạch được một phần nhỏ của cả hai công thức thể hiện ở đồ thị 3 sau:
 

Nhận xét: Qua đồ thị 3 ta thấy khối lượng quả cà chua thu hoạch trước khi cây cà chua chết hàng loạt ở công thức bón phân trâu nhiều hơn công thức bón phân gà, cụ thể là 0,1kg. Nó không có sự khác nhau nhiều nên khó để so sánh. Mặt khác cây cà chua bị chết trước thời điểm cho thu hoạch nên không thể so sánh được năng suât cà chua thu được giữa hai công thức. Vì vậy không thể kết luận được loại phân nào sẽ cho năng suất cao hơn ở hai công thức phân trâu và phân gà.

4. Kết luận
-  Thời điểm khi cây cà chua còn non phân trâu hoai khá phù hợp
-  Thời điểm cây cà chua trưởng thành có đủ sức khỏe, khả năng hút chất dinh dưỡng cao phù hợp với phân gà.
-  Ở phân gà hạn chế được dịch bệnh hơn là ở phân trâu/bò
-  Năng suất tạm thời chưa thể kết luận được,

5. Đề xuất
           Thí nghiệm triển khai ở quy mô nhỏ, trong quá trình triển khai gặp phải sự cố cây chết hàng loạt có thể là do nấm bệnh hoặc sương muối nên chưa thể đưa ra được kết luận phù hợp. Chính vì vậy khảo nghiệm này nên được triển khai tiếp để minh chứng rõ hơn cho kết quả và ứng dụng ở quy mô lớn.

Người tiến hành thí nghiệm và báo cáo: Oudom K3A
Người hỗ trợ: Nguyễn Thị Hoài Thu (cán bộ FFS-HEPA)
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
 TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
 Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
 Tầm nhìn Chiến lược Viện CENDI & Liên minh LISO 2019 - 2025
 THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG Cán bộ dự án Nông nghiệp Sinh thái và Thuốc nam Việt - Lào
 Vui Giáng sinh cùng anh chị em và tình nguyện viên FFS-HEPA
 Ao văn phòng ở HEPA ngày một thay đổi
 Những hạt giống của Nhật nảy mầm trên đất HEPA
 Thăm quan học tập với mạng lưới TOA về phát triển hệ thống nguồn thực phẩm bền vững
 Những ứng dụng của thân chuối học hỏi từ các bạn Myanmar

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 9   -   Visited: 1792475