SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa về Luật tục
31/12/2012
 
Cho đến hôm nay, người Thakali ở thung lũng Mustang của Nepal thề trên dòng nước thánh của sông Kali Gandaki để giải quyết các tranh chấp trong sự hiện diện của Mukhiya (người lãnh đạo địa phương). Đối với các tranh chấp nghiêm trọng, một hội thánh (Dharmasava) được triệu tập theo đó mọi  người thề lên cuốn sách thánh Dhorchecho của mình. Chỉ có hai trường hợp được nộp tại tòa án tiểu bang Mustang – và họ là người từ các cộng đồng khác. (Dựa trên nghiên cứu điểm Purna Prasad Tulachan, Viễn cảnh của người bản địa châu Á về sự phát triển)

Người bản địa có quyền duy trì và tăng cường thành lập các chính sách, luật pháp, xã hội và văn hóa của chính họ trong khi giữ lại các quyền của mình để tham gia trọn vẹn vào các thể chế của bang đó – Điều 5

Người bản địa có quyền thực hành và phát huy văn hóa truyền thống và phong tục của họ, bao gồm quyền duy trì và phát triển các cách thể hiện văn hóa, chẳng hạn như các địa danh lịch sử, nghệ thuật, nghi lễ, kỹ thuật và văn học.
Nhà nước phải phát triển các cơ chế hiệu quả cùng với người bản địa để cung cấp sự khôi phục cho họ, bao gồm bao gồm cả việc bồi thường các tài sản về văn hóa, trí tuệ, tôn giáo và tín ngưỡng bị lấy mà không có sự tự nguyện của họ, sự đồng ý được thông báo trước hoặc vi phạm pháp luật, phong tục tập quán của họ - Điều 11

Người bản địa có quyền thực hành và phát triển các tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống: quyền sử dụng và bảo vệ những địa danh tôn giáo và văn hóa và tiến hành các nghi lễ, có quyền nhận lại hài cốt – Điều 12

Người bản địa có quyền làm chủ, phát triển và quản lý đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ có từ sở hữu truyền thống hoặc có được bằng cách khác. Nhà nước phải công nhận về mặt pháp luật và bảo vệ quyền này bằng sự tôn trọng các tập quán, truyền thống và hệ thống sử dụng đất của người bản địa, thông qua một quá trình công bằng, cởi mở và minh bạch với sự tham gia đầy đủ và hiểu quả của người bản địa – Điều 26, 27

Người bản địa có quyền phát triển, duy trì cấu trúc thể chế và tập quán riêng, tín ngưỡng truyền thống, thực hành và hệ thống tư pháp hiện hành phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người – Điều 34

Người bản địa có quyền tiếp cận và thúc đẩy các quyết định thông qua các thủ tục công bằng và bình đẳng để giải quyết các xung đột và tranh chấp với nhà nước hoặc với các đảng phái khác, để đạt được các biện pháp khắc phục hiệu quả về sự vi phạm quyền của họ. Bất cứ quyết định nào đều phải xem xét đến tập quán bản địa, truyền thống, quy định, hệ thống pháp luật và nhân quyền quốc tế - Điều 40
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói chung không có học trò kém
 Báo cáo 5 tháng hoạt động của Mr. Myo Myat (KMF, Myanmar)
 Báo cáo hoạt động của Mr. Amit Kumar Bauddha (YSB, Ấn Độ)
 Qui hoạch sử dụng đất có sự tham gia
 Tuyên bố của Liên minh thanh niên Mekong về NNHC và NNST
 ICCO - Trường Đào tạo thực hành Nông dân Vùng cao Việt Nam
 Tài liệu nguồn nước và xử lý nước thải
 Tài liệu tìm hiểu về 3R
 Tài liệu: Xử lý mùi hôi của phân chuồng trong quá trình chăn nuôi thông công nghệ Biogas tại FFS-HEPA
 Tài liệu: Hành tinh các vì sao xung quanh chúng ta và hệ mặt trời

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 11   -   Visited: 1792958