SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
CCFD - Vùng Thực hành Sinh thái Nhân văn (HEPA) tại Hương Sơn - Hà Tĩnh - Việt Nam
19/12/2012
 
Rời Hà Nội khoảng 500km về phía Tây Nam, chúng  tôi đến một nơi thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có một khu rừng nhiệt đới tuyệt đẹp. Vào buổi sáng, Vư – một thanh niên 23 tuổi người Hmong, tự hào chỉ cho chúng tôi xem trang trại 3 mẫu (arces) nơi mà anh đã học nghề trong hơn 3 năm qua. Như phần lớn các học sinh ở HEPA (Human Ecology Practice Area), Vư không hoàn thành Trung học phổ thông. Đối với anh, chương trình đào tạo này là một cơ hội học tập thứ hai đầy bất ngờ.

“Để đào tạo học sinh ở đây, ông Dương Quảng Châu, Giám đốc HEPA nói: Chúng tôi làm việc dựa vào sự hiểu biết về thiên nhiên của mình, đồng thời dựa vào sự quan sát sâu sắc hệ thống tự nhiên. Nếu chúng ta nhìn, ví dụ, khu rừng xung quanh đây, chúng ta thấy rằng nó tạo ra một hệ sinh thái rất đa dạng, cân bằng và bền vững mà không cần bất kỳ sự đầu tư hoặc tác động bên ngoài nào. Lấy cảm hứng từ mô hình đó, mỗi trang trại được thiết kế và quy hoạch dựa vào cảnh quan của chính nó theo nguyên tắc của Permacuture (1), để thu được nhiều lợi ích nhất từ sự tương tác giữa các hợp phần khác nhau, cũng như giảm nhân lực và tạo ra một hệ thống bền vững”
.

Hài hòa với thiên nhiên và tôn trọng các nguồn tài nguyên hạn chế


Đứng trước ngôi nhà kiểu người Thái được xây dựng trên trang trại, anh giải thích: Đây là một trong 4 trang trại nằm trong Trường thực hành rộng khoảng 450 ha này, trang trại được xây dựng tại chân rừng để có thể thu nhận tối đa dinh dưỡng và dòng chảy mặt. Để chống xói mòn, những nơi địa hình có độ dốc nhẹ đã được cố định bởi các hàng cây ăn quả và hệ thống mương đồng mức để làm chậm dòng chảy của nước mưa (2).

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và tối ưu hóa các hệ thống, trang trại được quy hoạch thành 3 khu vực, anh nói. Ở đây, vị trí cao nhất, gần nhà, có các hoạt động cần được chăm sóc hằng ngày: vườn rau, nhà bếp và chăn nuôi gà".
Sau đó, nước thải từ nhà bếp được dẫn qua các mương nhỏ, được xử lý bằng vòng tròn chuối, sau đó đi tưới cho cây trồng. Người thanh niên tiếp tục đưa chúng tôi đến phần đất canh tác phía dưới, anh rất tự hào về nó, bởi vì như anh nói, các sản phẩm của trang trại có thể nuôi cả một gia đình. Phần chính được dành cho lúa ở ruộng nước. Với sắn và dứa đã che phủ hoàn toàn mặt đất bởi tàn dư thực vật sau thu hoạch và từ tự nhiên hoàn trả lại cho đất. Một cách quản lý nước đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh sự nóng lên của toàn cầu, mà tiêu điểm là các thời kỳ hạn hán nghiêm trọng.

Đến từ tỉnh Lạng Sơn, có biên giới giáp với Trung Quốc, Vìn, 23 tuổi dân tộc Sán Dìu. Một chàng trai khá hài hước, nhưng cảm thấy buồn khi nói về sự thay đổi nơi ngôi làng của mình: “Khi tôi là một đứa trẻ, mọi người không dùng phân hóa học và nguồn nước của chúng tôi rất dồi dào quanh năm. Bây giờ, thiên nhiên ở quê đã không còn đẹp như nơi đây, bởi vì nạn phá rừng. Nhiều người sức khỏe bị sa sút và đất đai đã không còn đủ cho tất cả mọi người. Một số bạn bè của tôi đã rời bỏ làng bản để tìm việc làm trong thành phố”.

Giấc mơ về một cuộc sống tốt hơn cho người dân, những người như Vìn đã nêu ‘là rất gần gũi với trái tim của họ”.

Hiện nay, tại HEPA đang có các em học sinh Khơ Mú và Lào Lùm đã bước vào năm học thứ hai. Vìn, Sử, Thành và Vư chịu trách nhiệm sẽ chia sẻ bài học chuyên môn và kinh nghiệm cho các học sinh. Mỗi lần một tuần, hai mươi học sinh của trường cùng tập trung lại tại một trong bốn trang trại để thực hành. Tuần này, vụ lúa đông xuân vừa kết thúc, những học sinh Lào trẻ mệt rã rời sau buổi học tập rất vất vả - đập lúa bằng tay. Các học sinh Lào vẫn cảm thấy xấu hổ và chưa tự tin khi trao đổi bằng tiếng Anh so với những học sinh lớn tuổi hơn. 

Thách thức đối với các em học sinh, những người chưa bao giờ xa gia đình và làng bản là rất lớn. Trong năm học thứ nhất, các em học sinh học tiếng Việt, tiếng Anh, máy tính, các kiến thức căn bản về nông nghiệp sinh thái và thích ứng với văn hóa mới, môi trường mới.

Mặc dù gặp phải những thất bại, nhưng chương trình đào tạo đã xác định được mô hình, mở ra cánh cửa giúp các em bước ra Thế giới thông qua các điều kiện và cơ hội tại HEPA. Lớp học tiếng Anh và máy tính được giảng dạy bởi những tình nguyện viên trẻ đến từ Úc và Tây Ban Nha, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Học sinh thường xuyên được các nông dân chia sẻ, thảo luận những kinh nghiệm trên trang trại, những khó khăn và về những định hướng của mình.

Ngoài chương trình giảng dạy chung, hầu hết việc học tập của học sinh diễn ra hằng ngày trên trang trại, các em được trao quyền và tự quản lý trang trại. Học sinh học thông qua việc thực hành trực tiếp trên trang trại, học hỏi từ bài học thành công cũng như thất bại và đây là tiến trình của việc học tập, quá trình khám phá và phát triển của học sinh. Anong, với đôi mắt lấp lánh nghịch ngợm và không bao giờ thiếu ý tưởng, chỉ cho thầy Châu xem hệ thống biogas tự làm. Thầy Châu khuyến khích tính sáng tạo của Anong và gợi ý để Anong có thể hoàn thiện hơn hệ thống khí biogas của em. Qua đó, giúp cho Anong tự tin hơn vào bản thân.

Mỗi người chọn cho mình một chủ đề để học hằng năm, chủ đề mà hai học sinh trẻ người Lào muốn học là cách trồng nấm – một thành phần không thể thiếu để nấu món súp ngon kiểu Lào. Sử - một chàng trai trẻ người Hmong, yêu thích động vật, lại muốn biết thêm về kỹ thuật chăn nuôi.

Học sinh được đào tạo để hiểu và tôn trọng sự đa dạng sinh vật vốn có trong tự nhiên, giải pháp quản lý nước, kết hợp nông lâm nghiệp, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và cũng như một cách để giao tiếp với Thế giới, dựa trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ và dân chủ có sự tham gia.

Một số em sẽ gắn bó với SPERI để tiếp tục đào tạo và mở rộng nhất có thể những kiến thức đã học được, số khác sẽ trở về làng bản để xây dựng mô hình và chia sẻ lại những gì đã học được cho cộng đồng.

Helen Jullien, FDM số 261 tháng 11 năm 2011

(1) Permaculture là một lý thuyết toàn diện đã được hình thành vào những năm 1980 bởi Bill Mollison và David Holmgren. Lý thuyết này dựa trên các nguyên tắc đạo đức: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người (tự mình và cộng đồng), chia sẻ một cách công bằng (giảm tiêu thụ và tái sản xuất).

(2) Các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như lá và hạt được giữ lại trong rãnh nước. Không bị trôi đi, làm giàu cho đất với chất hữu cơ.

www.permaculturefrancophone.org 

Bài viết bằng tiếng Pháp, vui lòng click vào đây
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Các kỹ thuật trong hoạt động điều phối
 Hướng dẫn kỹ năng điều phối cơ bản
 Tài liệu chuyên đề Photo story
 Tài liệu tập huấn Rừng truyền thống cộng đồng
 Tài liệu: Tập huấn quản trị nguồn nước tại FFS-HEPA
 Tài liệu: FFS-HEPA Quản lý nguồn nước
 Tài liệu: Tập huấn Bản đồ và Mặt cắt Sinh thái
 Tài liệu: Phương pháp sử dụng công cụ Farm snapshots trong nghiên cứu Nông nghiệp Sinh thái
 CIRD- Tài liệu: Câu chuyện quỹ tiết kiệm tín dụng xã Kim Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
 Định chế: Mạng lưới các chủ mô hình sản xuất theo chiến lược thương mại Sinh thái MECO-ECOTRA

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 10   -   Visited: 1792961