HEPA (Human Ecology Practical Area) Farmer Field School (FFS) is a pioneering training dedicated to strengthen indigenous youth. HEPA FFS lies at the heart of the 6 inter-thematic networks action of Mekong Community Network Action for Ecological Trading (MECO-ECOTRA).
Nghiên cứu Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng; nghiên cứu trường hợp tại Hạch Dịch-Quế Phong
Tác giả:
Phạm Văn Dũng
Ngày xuất bản:
2011
Số trang:
14
Nhà xuất bản:
SPERI
Từ khóa:
Cộng đồng, tài nguyên, rừng
Tải xuống:
Tóm tắt:
Bài luận này sẽ thảo luận vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là quản lý và bảo vệ đất và rừng ở Việt Nam. Bài luận cũng thảo luận các trường phái tranh luận môi trường về ảnh hưởng của các chính sách quản lý đất và rừng của các nhà nước. Mặc dù cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã phát triển các tri thức và hệ thống thể chế quản lý tài nguyên thiên nhiên từ lâu đời, nhưng cho đến năm 2003 cộng đồng vẫn chưa được công nhận chính thức là một trong những chủ sử dụng đất. Mặc dù sau này cộng đồng được thừa nhận là một chủ sử dụng đất, nhưng vẫn chỉ có rất ít cộng đồng có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây ra tình trạng thiếu đất và rừng đối với cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng. Trong khi đó các tài nguyên này là điều kiện thiết yếu đối với sinh kế của người dân, với việc bảo vệ rừng và giữ gìn bản sắc văn hóa.
Bài luận này có thành ba phần chính. Phần đầu tóm tắt một số trường phái tranh luận về môi trường, đặc biệt là ‘phát triển bền vững’, và giới thiệu các khái niệm về văn hóa, luật tục và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Phần thứ hai đề cập quản lý tài nguyên và khung pháp lý liên quan tại Việt Nam. Phần thứ ba minh họa vai trò của cộng đồng trong sử dụng và bảo vệ đất, rừng thông qua nghiên cứu một cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam.